KIẾN THỨC VỀ MÔN HỌC CUNG CẤP ĐIỆN

CUNG CẤP ĐIỆN
1. Sơ lượt về Blogger:
   Chào các bạn!! Bài blog này đã là bài thứ 4 rồi nên hôm nay bài blog này mình sẽ viết về 1 vấn đề hơi khác chút. Về tại sao mình lại viết blog và về kiến thức mà mình tích luỹ được khi học môn cung cấp điện. Đầu tiên blog là gì? Blog là dạng nhật kí điện tử, được viết bởi 1 cá nhân hoặc 1 nhóm đưa thông tin lên mạng ( trong trường hợp của mình là trang blogger[1]) để cùng nhau thảo luận về vấn đề nào đó ( còn mình chủ yếu viết về những điều liên quan đến ngành điện-điện tử nói chung và môn học cung cấp điện nói riêng). Vậy ở đâu mà mình lại biết về blog này? Mình được tiếp cận với việc viết blog là do thầy bộ môn cung cấp điện Lê Phương Trường[2] giới thiệu, đặt ra đề tài và hướng dẫn chúng mình viết. Đây là những đề tài mà mình đã viết trong thời gian gần đây[3].
2. Về môn cung cấp điện (electricity supply): 
   Đây là môn mà mình học trong học kì 2 của năm 2 trong ngành điện-điện tử, khoa cơ điện-điện tử, trường Đại học Lạc Hồng. Môn được chia làm 6 chương và 1 chương về kĩ năng. Ngày học đầu tiên, thầy Trường giảng viên bộ môn đã hướng dẫn cho chúng mình những kĩ năng về làm việc nhóm, về cách tìm hiểu kiến thức trên mạng, kĩ năng về cách soạn thảo văn bản... Cá nhân mình thấy những kĩ năng này rất bổ ích và sẽ giúp ích cho mình trong tương lai. Cũng chính trong chương này thầy giới thiệu cho tụi mình về blogger, về cách tạo 1 blog, đặt ra vấn đề và nhận xét, sửa lỗi cho từng cá nhân.
Do dịch Covid-19, chúng mình phải học qua trực tuyến. Trong thời gian này mình học chương 1: Tổng quan về hệ thống cung cấp điện ở Việt Nam và chương 2: Xác định nhu cầu về điện. Chương 1 nói về nguồn điện được bao nhiêu ngành sản xuất? Trong bài học mình biết điện Việt Nam được tạo ra từ các nguồn như thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo. Được phân tích sản lượng của từng ngành qua thời gian từ 2015-2017, lập bảng số liệu về sản lượng từ đó đưa ra kết luận xem ngành sản xuất điện nào là chủ chốt ở Việt Nam, ngành sản xuất điện nào đang là tiềm năng trong tương lai... Chi tiết hơn bạn vào đây[4] để xem. Chương 2 mình được học về xác định nhu cầu điện. Đối với trong cuộc sống, nhu cầu về điện trong công nghiệp chắc chắn phải khác với trong hộ gia đình. Vì vậy mà nhà nước dựa vào từng nơi đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau. Dựa vào những tiêu chuẩn, chúng ta xác định được nhu cầu điện về nơi được khảo sát để thiết kế đúng yêu cầu. Bạn vào đây[5] để xem chi tiết hơn.
   Vì Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc phồng-chống Covid-19, từ tháng 5 chúng mình đi học trở lại. Được gặp bạn gặp bè vui biết bao (...). Từ chương 4 trở đi mình được thầy dạy trực tiếp trên lớp, vì vậy các bài giảng sôi động hơn, cùng nhau thảo luận vui hơn, nắm kiến thức vững hơn. Chương 4 là tìm hiểu về máy biến áp, thiết bị phổ biến ở mọi nơi. Trong bài học, thầy Trường cho các nhóm cùng nhau thảo luận về phương pháp lựa chọn máy biến áp, và đáp án được đưa lên trang padlet[6], cùng nhau sửa lỗi và thêm bổ sung cho đáp án của từng nhóm.
Bài thảo luận của các nhóm
   Cũng qua phần thảo luận này, thầy yêu cầu mỗi thành viên về nhà viết blog về phương pháp lựa chọn máy biến áp, dựa nào những ý đã nêu trên. Giúp củng cố thêm kiến thức đã học. [7]

   Dựa vào chương 4, chương 5 là về phần tính toán ngắn mạch. Chương này chủ yếu là công thức tính toán để áp dụng vào việc thiết kế 1 hệ thống điện. Đầu tiên phải hiểu ngắn mạch là gì? Có mấy dạng ngắn mạch? Dù là học về điện nhưng mà khi tìm hiểu về chủ đề này thì mình gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng cũng giải quyết được nhờ sự trợ giúp của thầy (...). Trong quá trình học, thầy cũng cho từng nhóm cùng nhau thảo luận về cách tính toán dòng điện ngắn mạch.
bai tap
Tính toán dòng ngắn mạch
   Dựa vào cách tính toán dòng ngắn mạch trên, thầy yêu cầu chọn ra một máy biến áp phù hợp, cùng nhau thảo luận và đưa các ý lên trang learn của trường để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Thảo luận về máy biến áp
   Kết thúc chương này giúp mình nắm vững về cách tính toán ngắn mạch để sau này thiết kế 1 hệ thống đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
   Dựa vào chương 5, chương 6 là lựa chọn thiết bị điện. Tại sao phải dựa vào chương 5? Câu trả lời đơn giản là vì nếu chúng ta không tính toán dòng ngắn mạch, thì khi chọn thiết bị sẽ không phù hợp dẫn đến gây nguy hiểm hoặc quá tốn chi phí. Chương này mình chủ yếu học về cách lựa chọn 1 CB (Circuit Breaker) hay được gọi là aptomat chống giật. Và bài thảo luận cũng là về CB.
Thảo luận lựa chọn CB
   Qua chương này, mình biết cách lựa chọn 1 CB dựa trên các tính toán ngắn mạch, ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc.

3. Kết luận: 
   Qua môn học cung cấp điện, mình hiểu hơn về nguồn điện được sản xuất như thế nào, các tiêu chuẩn khi thiết kế về hệ thống điện, về cách tính toán dòng ngắn mạch và lựa chọn thiết bị phù hợp. Đó là kiến thức trong môn học, ngoài ra còn nâng cao cách làm việc nhóm, cách phân công từng công việc trong nhóm. Còn luyện cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề mà không cần internet. Luyện cách viết lách thông qua các bài blog, tiếp cận với nhiều trang học tập bổ ích... Quá nhiều kiến thức được học được trong 1 môn học phải không. Đối với mình môn học này rất hay và cách tiếp cận với môn học khác với trước giờ mình được học. Mình cảm thấy rất hay, còn bạn thì sao?

[1]: www.blogger.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP