PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP

  PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP
1. Máy biến áp là gì?
 Xin chào các bạn. Phần tiếp theo hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp phân tích lựa chọn máy biến áp. Mục tiêu của bài này là biết cách lựa chọn 1 máy biến áp phù hợp cho nhu cầu sử dụng của người dùng. 
   Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều loại máy biến áp ở khắp nơi. Trên cột điện ngoài đường, trong các khu công nghiệp... Có loại nhỏ, loại to khác nhau. Vậy chúng ta hiểu máy biến áp là thiết bị gì? Máy biến áp là thiết bị thay đổi điện áp nguồn cấp để đáp ứng mục đích sử dụng. Đó có thể tăng áp để truyền tải điện năng đi xa hay giảm áp xuống để cung cấp điện cho phụ tải. Máy biến áp sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để thay đổi điện áp (thay đổi chênh lệch) từ giá trị này sang giá trị khác với tần số không đổi. 
THREE-PHASE TRANSFORMER
Hình 1: Máy biến áp hiệu Thibidi [1]
Tại sao máy biến áp phải đấu sao/tam giác - Thế giới điện cơ
Hình 2: Cấu tạo của 1 máy biến áp [2]

   Cấu tạo của máy biến áp bao gồm lõi thép, dây quấn và vỏ máy. Máy biến áp có thể tăng hoặc giảm áp tùy theo mục đích sử dụng. Cả hai loại máy biến áp đều có cùng thiết kế và nguyên lý hoạt động. Tùy thuộc vào hướng công suất mà bất kỳ máy biến áp nào cũng có thể tăng và giảm áp.

2. Trạm biến áp:
Trạm là một tổ hợp 1 hay nhiều loại máy biến áp kết nối với nhau. Có 4 loại trạm chính:
   
Ưu, nhược điểm của các trạm biến áp.
Trở lại vấn đề thảo luận ban đầu. Dựa trên bản ưu, nhược điểm trên, ta đưa ra cách lựa chọn máy biến áp như sau: 
   Bước 1: Khảo sát vị trí nơi đặt máy biến áp:
        Càng gần trung tâm phụ tải càng tốt. 
        Thuận tiện trong việc lắp đặt trạm, nguồn cung cấp điện vào và ra. 
        Thuận lợi trong thao tác, quản lý vận hành. 
        Phòng chống cháy nổ, bụi bặm, chống ăn mòn tốt. 
        Dễ dàng mở rộng phạm vi trạm khi nâng công suất. 
        Bảo đảm hành lang an toàn, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nơi đặt trạm. 
        Vị trí đặt trạm sao cho giảm thiểu số phụ tải bị ảnh hưởng khi mất điện
   Bước 2: Chọn số lượng và chủng loại máy biến áp:
       Các nguyên tắc chính để xác định số lượng và chủng loại máy biến áp như sau:
         - Dung lượng các máy biến áp trong một trạm nên đồng nhất, ít chủng loại để giảm số lượng và dung lượng máy biến áp dự phòng.
        - Số lượng máy biến áp trong trạm: Trạm biến áp cung cấp điện cho phụ tải loại I nên dùng hai máy.
        - Khi phụ tải loại I bé hơn 50% tổng công suất của phân xưởng thì dung lượng mỗi máy phải ít nhất bằng 50% tổng công suất của phân xưởng đó.
        - Khi phụ tải loại I lớn hơn 50% tổng công suất thì dung lượng mỗi máy biến áp phải bằng 100% công suất của phân xưởng đó.
        - Trường hợp toàn bộ phụ tải loại III thì chỉ cần trang bị một máy biến áp cho trạm. Để đơn giản trong vận hành, số lượng máy biến áp trong một trạm không nên quá ba máy. Các máy này nên có cùng chủng loại và công suất
   Bước 3: Công suất nơi cần đặt máy biến áp:
         Xác định phụ tải tính toán
    Xác định loại phụ tải 
    Xác định cấp điện áp
   Bước 4: Chi phí
        Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng máy biến áp khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo  trên internet để chọn máy biến áp có cùng công suất như giá thành ít hơn
   Bước 5: Chọn máy biến áp:
Dựa vào bước 3 để xác định loại máy
So sánh và phân tích các thương hiệu khác nhau  trên thị trường 
Chọn máy biến áp phù hợp
3. Ví dụ:
   Chọn máy biến áp cho nhà máy luyện kim có Stt=1200 KVA.
      TH1 : Chọn 1 máy
      TH2 : Chọn 2 máy
      TH3 : Chọn 2 máy khi biết số phụ tải loại 3 có thể cắt điện (20% phụ tải loại 3)
   Công thức[2]

   TH1: Đối với trạm 1 máy:
       Sđm >= Stt <=> 1200kVA
   TH2:  Đối với trạm 2 máy:
       Sđm >= Stt/1.4 <=> 1200/1.4
   TH3: Đối với trạm 2 máy và phụ tải loại 3 có thể cắt điện 20%:
       Sđm >= (Stt * 80%)/1.4 <=> ( 1200 * 80%) / 1.4
4. Kết luận:
   Qua bài blog tham khảo này giúp chúng ta xác định từng bước để chọn máy biến áp phù hợp với nhu cầu sử dụng.
   



Nhận xét