CÁC TIÊU CHUẨN KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

   CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN
1. TIÊU CHUẨN LÀ GÌ?
   Xin chào! Ở blog trước chúng ta đã tìm hiểu về hệ thống điện của Việt Nam qua các năm trở lại đây. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục một vấn đề về " tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện của Việt Nam". Vậy tiêu chuẩn thiết kế ở đây là như thế nào? Ứng dụng của các tiêu chuẩn đó ra sao? Cùng bắt đầu tìm hiểu nào!
   Đầu tiên, chúng ta phải hiểu "tiêu chuẩn kỹ thuật là gì?". theo wiki "Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý được dùng để làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội (sau đây gọi là đối tượng) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn kỹ thuật do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng". Khái niệm về tiêu chuẩn quốc gia (viết tắt là TCVN) là các tiêu chuẩn được Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo TCVN cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng.Tiêu chuẩn kỹ thuật rất quan trọng trong ngành điện Việt Nam. Khi thiết kế về một hệ thống điện ta cần tuân thủ theo tiêu chuẩn được đặt ra để hạn chế tối đa nguy hiểm về tính mạng cũng như tránh xảy ra những sự cố đáng tiết làm lãng phí thiết bị, tài nguyên...
   Một số tiêu chuẩn của Việt Nam trong thiết kế hệ thông cấp điện, chiếu sáng và lắp các thiết bị điện:
Hình 1: một số các tiêu chuẩn của Việt Nam [1]
   Khi thiết kế một hệ thống theo tiêu chuẩn, chúng ta sẽ tránh được sự lãng phí cũng như thiếu xót về thiết kế và nguy hiểm về tính mạng con người.
   Ví dụ một số tiêu chuẩn khi thiết kế về hệ thống điện cho phân sưởng như sau: 
      - TCVN 3743: Chiếu sáng nhân tạo các nhà máy công nghiệp và công trình công nghệp.
      - TCVN 9208: Lắp đặt cáp và dây điện cho công trình công nghiệp.
      - TCVN 9358: lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghipeej - Yêu cầu chung.
   Để nắm rõ hơn, ta cùng nhau phân tích TCVN 9208: Lắp đặt cáp và dây điện cho công trình công nghiệp.
2. TCVN 9028 là gì?
   Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt cáp và dây dẫn điện dùng với điện áp xoay chiều đến 24 kV và điện áp một chiều đến 1500 V cho các công trình công nghiệp. Dây và cáp điện dùng chủ yếu đặt trong khay cáp, thang cáp, hộp cáp, ống luồn dây, rãnh cáp, hầm cáp và khối ống cáp hoặc chôn dưới đất và có thể treo trên dây thép đỡ cáp. 
   Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lắp đặt dây dẫn trần của các trạm điện ngoài trời và đường dây tải điện trên không. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có công nghệ đặc biệt như công trình ngầm, hải cảng sân bay, chế biến dầu mỏ v,v...nhưng có thể áp dụng cho các công trình dân dụng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống cáp dầu và các thiết bị sử dụng trong lưới điện cáp dầu.
   Khi lắp đặt dây và cáp điện, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này còn phải thỏa mãn những yêu cầu quy định trong các văn bản khác có liên quan. Khi lắp đặt hệ thống lưới điện cáp dầu cần tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành 11-TCN-19-2006 các điều; II.3.50 đến II.3.59.
   Quy định chung:
    Những quy định dưới đây áp dụng cho việc lắp đặt cáp và dây điện ngoại trừ những mạch tạo thành các bộ phận nguyên thể như động cơ điện, thiết bị điều khiển, bảng điều khiển động cơ và các thiết bị khác đã tổ hợp sẵn tại nhà chế tạo. Trừ trường hợp đặc biệt, cáp và dây điện sử dụng cho một công trình công nghiệp phải được bảo vệ trong các phương tiện như khay cáp, thang cáp, ống luồn dây, hộp cáp rãnh cáp v.v...hoặc chôn dưới đất.
   Không được phép đặt cáp khi chưa lắp xong các phương tiện bao che như ống luồn dây, khay, thang cáp, hộp cáp, rãnh cáp v.v...
    Mối nối cáp hoặc dây điện chỉ được chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
      - Điểm nối ở bên trong các thiết bị và khí cụ điện.
      - Điểm nối nằm trên dây tiếp đất đi cùng tuyến cáp. Có thể nối hoặc phân nhánh dây tiếp đất ngay trong khay cáp, thang cáp hoặc hộp cáp.
      - Điểm nối ở bên trong các hộp nối và phụ kiện chuyên dùng thuộc các mạch chiếu sáng, ổ cắm, thông tin, báo cháy v.v...
      - Đường cáp cần đặt có chiều dài lớn hơn chiều dài tối đa của cuộn cáp trên tang cáp.
   Cáp từ dưới đất đi lên hoặc luồn qua tường phải đặt trong các đoạn ống luồn cứng và phải thực hiện biện pháp chống thấm, chống ăn mòn và phá hoại cơ học.
   Măng sông đệm cáp, giá đỡ hoặc quang treo và các phụ kiện khác dùng để lắp đặt cáp phải được bảo vệ chống gỉ và chống ăn mòn bằng cách mạ kẽm nóng hoặc sơn phủ bề mặt ngoài bằng vật liệu chống gỉ, chống ăn mòn.
   Nếu tại một điểm nào đó cáp có nguy cơ bị phá hoại cơ học thì ở đó phải bảo vệ cáp trong phương tiện bao che chắc chắn.
   Tại địa điểm có xe cộ qua lại, phải đặt cáp trong ống luồn dây chịu lực ở độ sâu tối thiểu 1m tính từ mặt đất tự nhiên xuống đến bề mặt trên cùng của phương tiện bao che cáp điện.
   Tuyến cáp phải được lựa chọn sao cho ngắn nhất và phải bảo đảm an toàn không bị hư hỏng về cơ học, do chấn động, bị gỉ, bị nóng quá mức quy định hoặc bị các tia hồ quang do các đường cáp đặt gần nhau gây ra. Cần tránh đặt các dây cáp bắt chéo lên nhau hoặc vắt chéo lên các đường ống dẫn khác.
   Có thể bố trí các hố luồn cáp cho một đoạn tuyến cáp đi qua một khu vực có bề mặt lát gạch hoặc đổ bêtông để phục vụ bảo trì, thay thế cáp khi cần sửa chữa. Hố luồn cáp phải có kích thước phù hợp với yêu cầu lắp đặt cáp và phải có giải pháp thoát nước để cáp không bị ngâm trong nước. Nắp đậy và cấu trúc hố luồn cáp phải chịu được tải trọng bề mặt.
    Khi chọn tuyến cáp trong phạm vi có thể, cần tránh các vùng đất có chất ăn mòn vỏ kim loại của cáp.
   Để tránh cho đường cáp khỏi bị hư hỏng và gây ra cho cáp các lực cơ học nguy hiểm trong quá trình lắp ráp và vận hành, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
      - Các dây cáp phải có dự phòng theo chiều dài từ 1% đến 3% (đặt theo kiểu rắn bò) để cho cáp có thể co dãn được khi đất bị biến dạng do nhiệt độ của bản thân cáp cũng như các kết cấu đặt cáp. Cấm dự phòng cáp theo kiểu khoanh vòng (hình xoắn ốc hoặc lò xo)
      - Các dây cáp đặt nằm ngang trên các kết cấu, các tường xà v.v...phải được kẹp chặt ở các điểm cuối, ở cả hai phía của đoạn cáp uốn và của các hộp nối khác.
      - Các dây cáp đặt thẳng đứng theo các kết cấu, theo tường phải được kẹp với mức tính toán để lớp ngoài của cáp không bị biến dạng và không làm hỏng chỗ nối ruột cáp trong các trường hợp nối do tác dụng trọng lượng bản thân cáp.
      - Các kết cấu đỡ loại cáp không bọc thép phải làm thế nào để tránh được những hư hại về cơ học cho vỏ cáp. Ở chỗ kẹp cáp phải dùng các đệm đàn hồi để bao bọc.
      - Các loại cáp (kể cả cáp bọc thép) đặt ở những chỗ có thể xảy ra hư hại do va chạm (chỗ ô tô qua lại, chỗ chuyên chở may móc, hàng hóa v.v...) phải được bảo vệ đến chiều cao 2 m kể từ mặt đất hoặc mặt nền.
      - Khi đặt các cáp mới bên cạnh các cáp đang vận hành thì phải có biện pháp để không làm hỏng các cáp đang vận hành.
...
3. Kết luận:
   Tổng kết lại, khi thiết kế một hệ thống điện, ta phải tìm hiểu về tiêu chuẩn và thiết kế theo tiêu chuẩn được đặt ra. Tiêu chuẩn kỹ thuật rất cần thiết quan trọng trong ngành điện của chúng ta. Một tiêu chuẩn được đúc kết và cải thiện theo từng năm, vì vậy nó giúp rất nhiều cho những kỹ sư mới ra trường, tránh những rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo an toàn tính mạng con người.
   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP