TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM NĂM 2015-2017

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM NĂM 2015-2017

1. Tổng quan về nguồn điện Việt Nam:
     Việt Nam là đất nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện tăng lên theo từng năm. Kéo theo đó công nghiệp ngành sản xuất điện ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của đất nước.Vậy cơ cấu hệ thống điện Việt Nam gồm những ngày sản xuất nào? tổng sản lượng điện tạo ra có tăng hay không? Xu hướng trong tương lai cơ cấu sản xuất điện nào là quan trọng?  Chúng ta sẽ ra kết luận sau những con số thống kê sau đây.
     Tổng sản lượng điện tạo ra trong năm 2015 (tính đến ngày 31/12/2015) là 38553(MW), 2016 (tính đến ngày 31/12/2016) là 42135(MW), 2017 (tính đến ngày 31/12/2017)  là 48573(MW). Như vậy sản lượng điện tạo ra đều tăng theo từng năm. Đây là kết quả rất đáng tuyên dương của ngành điện lực Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn điện cũng có sự thay đổi theo từng năm. Cụ thể như sau:
Hình 1: Cơ cấu nguồn điện qua các năm 2015, 2016 và 2017
   1.1. Thủy điện:
Hình 2: Sản lượng thủy điện trong cơ cấu nguồn điện nước ta trong 3 năm 2015, 2016 và 2017
   Thiên nhiên ưu đãi Việt Nam có rất nhiều dòng sông lớn nhỏ, với hơn 2360 dòng sông dài trên 10km. Vì vậy thủy điện là ngành sản xuất điện chủ chốt, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện của nước ta. Mặc dù sự tăng trưởng không cao nhưng vẫn giữ được mức ổn định theo từng năm. Cụ thể, năm 2015 đạt 14636(MW), 2016 đạt 15857(MW), 2017 đạt 17031(MW).
Trên thế giới đã chỉ ra rằng các đập thủy điện gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm thay đổi môi trường sống của cái loài động thực vật, ngập lụt, chưa kể đến nguy cơ vỡ đập thủy điện gây nguy hiểm đến hạ lưu. Tuy thủy điện là ngành sản xuất điện chủ lực ở nước ta nhưng chúng ta phải từng bước thay đổi đến nguồn năng lượng sạch mà không gây hại cho môi trường.

   1.2. Nhiệt điện:
Hình 3: Sản lượng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện nước ta trong 3 năm 2015, 2016 và 2017
   Cũng giống như thủy điện, nhiệt điện cũng là ngành sản xuất điện chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện của nước ta. Mức tăng trưởng ổn định theo từng năm, đặc biệt vào năm 2017 có mức tăng trưởng đáng kể so với các năm còn lại. Cụ thể như sau: 2015 sản lượng đạt 12903(MW), 2016 sản lượng đạt 15875(MW) và 2017 sản lượng đạt 18516(MW). Ta có thể thấy vào năm 2017, sản lượng điện sản suất bởi ngành nhiệt điện than đã vượt qua ngành thủy điện, vươn lên đứng đầu trong sản lượng điện tạo ra năm 2017.
   Bên cạnh đó, về vấn đề môi trường. Theo ông PGS. TS Trương Duy Nghĩa[1] - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam cho biết:  Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam tiêu thụ lượng than rất lớn. Trong khi đó than của Việt Nam có độ tro rất cao. Trung bình mỗi nhà máy có công suất 1.200 MW sử dụng than Việt Nam thải ra 1,2 - 1,5 triệu tấn tro/năm. Tuy nhiên, từ nhiều năm, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam đã sử dụng công nghệ xử lý tro tương đối tốt với hệ thống lọc bụi tĩnh điện hiệu suất đạt trên 99,75%. Như vậy, lượng tro đã được thu hồi gần hết, chỉ còn một lượng rất nhỏ theo ống khói thoát ra ngoài không khí. Các nhà máy nhiệt điện than tiêu thụ lượng than lớn sẽ tạo ra khí SOX (bao gồm SO2, SO3 và SO4), NOX   (bao gồm NO, NO2, N2O3, N2O4, N2O5) - là các loại khí rất độc. Chính vì vậy, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam đều có hệ thống khử SOX và NOX. Lượng khí thải qua miệng ống khói nằm trong quy định cho phép. 
   Qua bài phỏng vấn ông PGS. TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam, chunga ta có thể thấy rằng Việt Nam đang thực hiện tốt trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp nhiệt điện than. Đó là điều rất đáng tuyên dương. Nhưng, dù ít hay nhiều, nó cũng gây tác động đến môi trường. Góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính, khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện đốt than để tránh tàn phá môi trường, phục hồi nguồn tài nguyên. Dần dần chuyển sang sử dụng năng lượng sạch mà thân thiện với môi trường. Phải cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên vô giá.

   1.3. Năng lượng tái tạo:
Hình 4: Sản lượng năng lượng tái tạo năm 2015 và 2017
   Năng lượng tái tạo là ngành công nghiệp năng lượng khá mới ở nước ta. Sử dụng năng lượng vốn có từ thiên nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển... biến đổi để trở thành nguồn năng lượng điện phụ vụ cho cuộc sống.
Sản lượng điện tạo ra của năng lượng tái tạo vào năm 2015 là 135(MW), 2017 là 3476(MW). So với các ngành năng lượng khác, sản lượng điện tạo ra của năng lượng tái tạo là rất ít. Nhưng xét về độ tăng trưởng, năng lượng tái tạo có độ tăng trưởng nhanh nhất trong công nghiệp sản xuất điện. Với mức độ tăng trưởng 2574%.
   Với khí hậu có 2 mùa mưa và nắng với quanh năm đều có ánh sáng mặt trời. PIN năng lượng mặt trời đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Với kinh phí vừa phải nên nhiều hộ gia đình đã lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời làm nguồn điện cho ngôi nhà của mình.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển.
Có thể nói, năng lượng tái tạo tuy mới nhưng lại phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đây là nguồn năng lượng thiên nhiên, thân thiện với môi trường và có thể là ngành năng lượng mũi nhọn trong tương lai sau này.

2. Tổng quan về hệ thống truyền tải điện Việt Nam:
   Cấp điện áp nước ta được chia làm 3 cấp:
  •       Cao áp: 500kV, 220kV, 110kV [2]
  •       Trung áp: 22kV, 35kV, 11kV, 6kV.
  •       Hạ áp: 220V, 380V   
MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN CỦA VIỆT NAM
 Hình 5: Mô hình lưới điện Việt Nam

   Theo hình :

     Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
     Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương, thường từ 110-220 kV.
     Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (220-380V).
Lưới hệ thống và lưới truyền tải phải được đặt trên các trụ điện cao thế như hình 2 nhằm đảm bảo an toàn khi truyền tải.
Cột điện 500KV Bắc Nam | Mapio.net
Hình 6: Cột cao thế 500kV Bắc-Nam
   Hiện nay hệ thống truyền tải 500kV Bắc-Nam EVNNPT đang quản lí là 7.996 km ĐD 500 kV, tăng 5,4 lần; 17.207 km ĐD 220 kV, tăng 9 lần; 30 TBA 500 kV với tổng dung lượng là 33.300 MVA, tăng 24,7 lần; 123 TBA 220 kV tổng dung lượng là 54.188 MVA, tăng 23,5 lần so với năm 1994 là 1.487 km ĐD 500 kV; 1.913,7 km ĐD 220 kV; tổng dung lượng MBA 500 kV là 1.350 MVA và tổng dung lượng MBA 220 kV là 2.305 MVA. Không ngừng ở đó, EVNNPT đã đưa vào vận hành đường dây 500kV mạch 3, kết nối giữa miền Trung-Nam và đang khẩn trương hoàn thành mạch 3 với tổng chiều dài 750km, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Nam giai đoạn năm 2020 và những năm tiếp theo khi hệ thống điện miền Nam không đảm bảo cân đối cung - cầu nội vùng.
   Ta có thể thấy lưới hệ thống và lưới truyền tải tạo ra những giá trị to lớn. Tuy nhiên, vì đây là lưới điện có điện áp rất lớn. Vì vậy nghị định của chính phủ số 106/2005/NĐ-CP [3] được ban hành để đảm bảo an toàn khi vận hành hệ thống này.
   Cuối cùng là hệ thống phân phối. Để hiểu rõ hơn chúng ta nhìn vào hình 3:
Phân loại lưới điện truyền tải và phân phối đến gia đình | Mạch ...
Hình 7: Lưới phân phối
   Lưới phân phối bao gồm cấp điện áp trung áp được cấp cho các khách hàng lĩnh vực công nghiệp lớn, lĩnh vực công nghiệp vừa và nhỏ và các lĩnh vực thương mại, đô thị với cấp điện áp từ 35kV-6kV. Và cấp hạ áp với điện áp 220V và 380V được cấp cho các hộ gia đình. 
   Qua từng mạng lưới, chúng ta đều cần máy biến áp[7] để nâng hoặc hạ áp sao cho phù hợp với cấp điện áp nơi sử dụng.
   Thông tư quy định hệ thống điện phân phối. [4]
3. Tổng quan về hệ thống tiêu thụ của Việt Nam:
   Đất nước ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng. Từ các công ty lớn nhỏ, đến các hộ gia đình ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Để rõ hơn chúng ta nhìn vào bảng sau:


Bảng sản xuất điện thương phẩm qua từng năm

   Qua bảng trên ta thấy rõ sản lượng điện thương phẩm[5] tăng ổn định theo từng năm. Đó là sự phấn đấu tuyệt vời của ngành điện lực nhằm đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ điện của nước ta trong tương lai.

   Hệ thống tiêu thụ sử dụng nguồn điện từ 35kV trở xuống với các khu công nhiệp từ 35kV-6kV và các hộ gia đình từ 380V-220V.
   Về hộ tiêu thụ, do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải điện được chia ra như sau:
     + Hộ loại 1: Hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng. 
     + Hộ loại 2: Nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị gián đoạn.       
     + Hộ loại 3: Là những hộ còn lại.
   Tuỳ vào từng hộ, chúng ta có giá thành[6] khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành năng lượng sạch. Năng lượng dư thừa chúng ta có thể bán lại cho nhà nước, giúp tiết kiệm chi phí, nguồn điện.
4. Kết luận:
     Qua bài viết, chúng ta có thể thấy tổng sản lượng điện và cơ cấu các ngành sản xuất điện từ 2015-2017. Các thuận lợi và tác hại của từng ngành. Thủy điện và nhiệt điện vẫn là ngành sản xuất điện chủ chốt ở nước ta. Nhưng năng lượng tái tạo là "mầm non" hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ. Biêt đâu sau này trong tương lai, Việt Nam sẽ phát triển nguồn năng lượng mới và trở thành nguồn năng lượng vô trận như trong các phim khoa học viễn tưởng thì sao? Đúng vậy, đó là tương lai...

Cảm ơn đã đọc bài blog này. Hẹn gặp lại trong những bài blog sau!

     

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP