CÁC BƯỚC QUẢN LÝ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

 CÁC BƯỚC QUẢN LÝ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1. Khái niệm

    Năng lượng mặt trời là ngành công nghiệp đang phát triển một cách vũ bão. Là nguồn năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Các nước trên thế giới đang khuyến khích phát triển nguông năng lượng được xem như vô tận này và Việt Nam cũng vậy.

    Từ năm 2017, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt, ban hành thông tư mua bán điện phát ra từ hệ thống năng lượng mặt trời. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu lắp đặt của người dân cũng như doanh nghiệp. Các dự án từ hộ gia đình với vài kW đến các khu công nghiệp, nhà máy năng lượng mặt trời lên đến hàng mW.

    Việc lên kế hoạch các bước thực hiện trong một dự án sẽ giúp cho dự án thực hiện một cách chính xác. Hạn chế tối đa sai sót, tránh gây ra thiệt hại và chậm tiến độ. Ảnh hưởng đến khách hàng.

2. Các bước quản lý

2.1 Khảo sát

    Khảo sát là bước quan trọng nhất. Khảo sát giúp ta đánh giá xem có phù hợp để thực hiện một dự án hay không. Ví dụ một dự án nhà máy năng lượng mặt trời. Bước khảo sát sẽ giúp xác định vị trí có thích hợp để đặt một nhà máy hay không. Có gần đồi núi, khu dân cư, số giờ nắng, bức xạ... Hoặc là quy mô nhỏ hơn như hộ gia đình, diện tích lắp đặt, số điện tiêu thị hằng tháng, vị trí xung quanh nơi lắp đặt... Kết quả của việc khảo sát giúp đánh giá xem dự án tại nơi đó có tính khả thi hay không. Bước khảo sát là bước quyết định dự án đó.

2.2 Tính toán

2.2.1 Tính toán số bức xạ

    Số bức xạ mặt trời tại nơi lắp đặt là cực kì quan trọng. Hiện nay, để xác định được bức xạ mặt trời tại nơi cần đo đạt, ta có thể sử dụng Global Solar Atlas[1]. Một trang web giúp ta tìm được số bức xạ một cách nhanh chóng và tiện lợi.

    Các tấm pin hấp thụ bức xạ mặt trời để sản sinh điện năng nên số bức xạ càng cao, số giờ nắng càng nhiều thì hiệu quả của hệ thống càng được thể hiện.

2.2.2 Tính toán nhu cầu

    Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng thì cách thức lắp đặt một hệ thống cũng sẽ khác nhau. Đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, việc xác định nhu cầu phụ thuộc và số thiết bị, công suất thiết bị sử dụng mà từ đó tính toán, lựa chọn một hệ thống phù hợp. Còn đối với một nhà máy năng lượng, nhu cầu phụ thuộc vào việc sản suất ra nguồn điện. Từ đó tính toán, lựa chon hệ thống phù hợp.

2.3 Lựa chọn hệ thống

    Đối với khách hàng là hộ gia đình, hệ thống sẽ có quy mô vừa và nhỏ từ khoảng 1mW trở xuống. Còn đồi với khách hàng là doanh nghiệp, hệ thống sẽ có quy mô lớn hơn lên đến hàng mW. Tuy nhiên một hệ thống bao gồm những thiết bị sau: 

        Tấm pin mặt trời

        Bộ inverter

        Các thiết bị khác như công tơ điện, thanh cái...

2.4 Thiết kế hệ thống

    Tổng hợp lại các thông số trên và tiến hành vẽ bản vẽ chi tiết cách lắp đặt hệ thống. Các phần mềm vẽ hiện nay như autocad, solidworks...

2.5 Thi công

    Từ bản vẽ sẽ tiến hành sang bước thi công, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

3. Các cách quản lý khác

    Một hệ thống sau khi đưa vào hoạt động cần phải kiểm tra định kì. Việc kiểm tra định kì giúp xác định được lỗi hệ thống, tránh gây ra thất thoát, lãng phí.

4. Kết luận

    Việc quản lý một dự án năng lượng mặt trời giúp cho dự án vận hành một cách chính xác. Bám sát kế hoạch được đề ra sẽ giúp dự án hoàn thành một cách đúng thời gian, sử dụng nguồn lực một cách đúng đắn. Tránh gây thất thoát, lãng phí thời gian, vật chất và nhân lực.

  



Nguồn tham khảo

[1]: Global Solar Atlas

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP