THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

 Năng lượng tái tạo đang là xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch đang phát triển như vũ bão hiện nay. Đó là nguồn năng lượng vô tận và thân thiện với môi trường. Việc khai thác nó đang là xu hướng của các cường quốc trên thế giới cũng như các nước đang phát triển ngày nay. Nhưng tùy hteo mỗi quốc gia mà có những thuận lợi cũng như thách thức riêng được đặt ra của từng loại hình năng lượng tái tạo và Việt Nam cũng vây.

1. Thuận lợi

1.1 Năng lượng mặt trời [1]

Đầu tiên, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Theo trang solarpower.vn, bức xạ mặt trời tại các khu vực trên Việt Nam không chỉ nhiều mà còn rất là ổn định.

Hình 1. Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo trang Global Solar Atlas

 Dựa vào hình 1, số giờ nắng trong khu vực miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ mỗi năm với lượng bức xạ trung bình khoảng 4 kW/h/m2 và khu vực miền Nam khoảng 2000-2600 giờ nắng mỗi năm với lượng bức xạ trung bình khoảng 5 kW/h/m2. Đây là điều kiện tuyệt vời để phát triển ngành năng lượng tái tạo đặc biệt là nguồn năng lượng vô tận như năng lượng mặt trời. 

 Qua đó có thể thấy các dự án năng lượng mặt trời đang triển khai hiện nay được đặt từ khu vực có nhiều nguồn bức xạ mặt trời cao và thời gian chiếu sáng dài như khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Có thể kể tên các nhà máy điện mặt trời lớn tại Việt Nam như: Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong, Phong Phú ở Bình Thuận, nhà máy điện mặt trời Phước Hữu, Mỹ Sơn ở Ninh Thuận, Dầu Tiến 1 và 2 ở Tây Ninh... với tổng sản lượng khoảng 16500 MW vào cuối năm 2020.

1.2 Năng lượng gió

   Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo đang nổi tại Việt Nam. Vị trí địa lí Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng gió ổn định, đạc biệt là khu vực Nam Trung Bộ. Ngoài ra với đường bờ biển dài hơn 3000 km nên năng lượng gió có tiềm năng phát triển cao.

Hình 1.2. Bản đồ gió tại Việt Nam theo trang Global Wind Atlas
   
   Theo hình 1.2 bản đồ gió tại Việt Nam, ước tính hơn 39% diện tích Việt Nam có tốc độ gió trung bình hằng năm trên 6 m/s ở độ cao 65m và 8% có tốc độ gió trung bình hằng năm trên 7 m/s. Tiềm năng điện gió trên bờ là rất cao. Ngoài ra, tiềm năng gió ngoài khơi còn lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ là do đường bờ biển dài và tốc đô gió ngoài khơi là rất cao và ổn định hơn. Hạ tầng điện gió ngoài khơi cũng như lưới điện cũng ít bị hạn chế hơn bởi vấn đề sử dụng đất.

   Ngoài ra, chính phủ Việt Nam hiện nay đang rất khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung cũng như năng lượng gió nói riêng. Vì vậy các nhà máy năng lượng gió ngày càng phát triển hiện nay. Tiêu biểu là các nhà máy ở khu vực Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận... với 21 dự án điện gió đang hoạt động với tổng sản lượng 8/2021 vào khoảng 820 MW.
1.3 Các nguồn năng lượng tái tạo khác
   Về nguồn năng lượng thủy triều, Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3000 km, với tộc độ dòng chảy theo Nasa Việt Nam ở mức độ trung bình khoảng 0.85 m/s. Đây là một tiền năng rất lớn để phát triển nguồn năng lượng còn đang mới mẻ này. 
   Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối năng lượng chất thải rắn cũng là các dạng tiềm năng và cần phát triển trong tương lai.

2. Thách thức
2.1 Năng lượng mặt trời

Thách thức đầu tiên khi nói đến dự án điện năng lượng mặt trời là vốn đầu tư cũng như chi phí vận hành. Chí phí đầu tư cho 1 mW điện mặt trời vào khoảng 12-13 tỷ VNĐ theo trang datsolar.com, ngoài ra do đặt thù của hẹ thống mặt trời mà chi phí vạn hành cũng tăng theo tùy nhu cầu sử dụng.

   Ngoài ra, với các nhà máy với quy mô lớn sẽ chiếm rất nhiều diện tích đất. Việc quy hoạch đất đai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái trong khu vực, phá hủy nhiều nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, các loài động vật, các loài chim cũng như các loài côn trùng.

   Và còn vấn đề nhức nhói khác là hạn sử dụng của tấm pin. Các tấm pin hiện nay rất hiện đại, tuổi thụ trung bình vào khoảng 20-25 năm. Nhưng sau khi quá hạn sử dụng, các tấm pin phải có các cách sử lý đặt biệt để không gây hại đến môi trường. Nếu bị chôn xuống đất, các chất kim loại nặng có trong tấm pin sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm, các chất độc hại dễ bay hơi sẽ theo chiều gió gây nguy hiểm đến con người cũng như các loài động thực vật xung quanh. 

2.2 Năng lượng gió

   Cũng giống như các hạn chế của nguồn năng lượng mặt trời. Ngoài ra các tuabin gió cũng có nguy cơ gây nguy hiểm cho con người khi đặt gần các khu dân cư. Việc huy hoạch để xây dựng các nhà máy năng lượng gió chiếm rất nhiều diện tích. Các cánh quạt gió còn làm thay đổi hướng gió, giảm tốc độ gió làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, có thể gây hại cho các loài chim cũng như những loại động vật biết bay khác.


[1]: https://locxit12.blogspot.com/2021/11/thuan-loi-va-thach-thuc-ve-nguon-nang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP