TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2021
1. Trên thế giới
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới, khi góp phần quan trọng hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch.
Vào năm 2016, Liên Hợp Quốc đã công bố ghi nhận mức phát triển kỉ lục của năng lượng tái tạo.
2. Tại Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn với vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học...
Mũi nhọn của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam là thủy điện. Nhưng trong những năm gần đây, điện mặt trời cũng dần có những bước bùng nổ mạnh mẽ về công suất lắp đặt:
Hình 1.1.[1] Tổng công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Như hình 1.1, ta thấy từ năm 2014-2017 có công suất không đáng kể. Nhưng từ năm 2018 bắt đầu gia tăng mạnh về số lượng, bùng nổ ở năm 2019 và đỉnh điểm là ở năm 2020 với tổng công suất 19400 mW. Do Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa nắng với nguồn bức xạ mặt trời dồi dào trải dài khắp đất nước cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thật ngày càng tiến bộ, giảm chi phí nguyên vật liệu sản suất pin quang điện nên đây là lý do cho sự bùng nổ điện mặt trời và ngày càng phát triển vượt bậc trong tương lai. Cùng với sự phát triển của năng lượng mặt trời, năng lượng gió là nguồn năng lượng mới nổi ở Việt Nam. Năm 2016, các nhà máy điện gió tập trung ở miền Trung Bộ với các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, và niềm Nam như Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng vào những năm gần đây, các nhà máy đã mở rộng ra khắp đất mước với nhà máy Hiệp Thạnh ở tỉnh Trà Vinh với sản lượng hàng năm đạt 300 triệu kWh, nhà máy Tân Thuận ở tỉnh Cà Mau với sản lượng hành năm đạt 220 triệu kWh...
Hình 1.2. Cánh quạt của tubin gió tại cảng SP - PSA International Port, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 1.3. Khung lắp đặt của các tubin gió tại cảng SP - PSA International Port, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
Được xem là nguồn năng lượng sạch vì không tạo ra phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên trong thực tế có thể thấy, để phát triển nguồn năng lượng sạch này ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức khá lớn đối với Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp.
Bên cạnh ba nguồn năng lượng tái tạo chiếm thế thượng phong là thủy điện, điện mặt trời và điện gió, địa nhiệt và năng lượng sinh học cũng đang được phát triển ở Việt Nam và được đánh giá là nguồn năng lượng trong tương lai tuy nhiên lại có công suất không đáng kể. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang là xu hướng trên thế giới. tại Việt Nam, chính phủ đã có những chính sách giúp phát triển nguồn năng lượng được xem là vô tận này. Năng lượng tái tạo không gây ra hiệu ứng nhà kính, không thải ra các chất độc hại, không phá hủy môi trường... Có thể nói, nếu có thể tận dụng được tối đa nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai, đây sẽ là nền tảng vững chắc cho nguồn năng lượng giúp phát triển nước nhà giàu mạnh và văn minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét